DỊCH VỤ ĐO ĐẠC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH

Đo đạc khảo sát địa hình là gì?

– Khảo sát địa hình được biết đến chính là hoạt động nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm dự kiến xây dựng công trình phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế, tính khối lượng đào, đắp công trình. Ngoài ra đối với các công trình quan trọng, trong quá trình thi công và khai thác công trình cũng cần phải quan trắc chuyển vị lún, nghiêng để đánh giá mức độ ổn định và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép.

– Phạm vi khảo sát địa hình

Bao gồm: Mặt bằng, độ cao và đo bình đồ khu vực xây dựng, đo trắc dọc, trắc ngang tuyến

– Nhiệm vụ khảo sát địa hình.

Xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình.

Đánh giá được cụ thể điều kiện địa hình tuyến cần khảo sát trên cơ sở đó đề xuất biện pháp thi công công trình.

Xác định được tương đối chính xác khối lượng đào đắp công trình, phục vụ cho công tác thiết kế và thi công.

Ngoài ra đối với các công trình quan trọng, trong quá trình thi công và khai thác công trình cũng cần phải quan trắc chuyển vị lún, nghiêng để đánh giá mức độ ổn định và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép.

– Các bước tính khối lượng khảo sát địa hình

Bước 1: Xác định khoảng phạm vi cần khảo sát

Phạm vi khảo sát đối với mỗi công trình bao gồm có khảo sát địa hình và địa chất của địa điểm.

Bước 2: Lựa chọn và áp dụng phương pháp khảo sát phù hợp

Tùy vào từng loại hình của các công trình khác nhau mà cần phải lựa chọn phương pháp khảo sát cho phù hợp.

Ví dụ như đối với trong công trình thủy lợi khi khảo sát địa hình thường áp dụng phương pháp: công tác khống chế cao độ và khống chế mặt bằng.

Đối với khảo sát địa chất thì thường áp dụng: Công tác khoan, lấy mẫu địa hình và tiến hành thí nghiệm và mô tả địa hình.

Bước 3: Lựa chọn thiết bị, phần mềm và tiêu chuẩn khảo sát địa hình

Để quá trình khảo sát được diễn ra chính xác và nhanh chóng không thể thiếu sự hỗ trợ của các thiết bị và phần mềm khảo sát địa hình. Một số phần mềm khảo sát được sử dụng phổ biến như TOPO 3.0, HHMAPS, AUTODESK L.D cùng với các loại máy tính chuyên dùng khác. Bên cạnh hỗ trợ đầy đủ của thiết bị máy móc để quy trình khảo sát hoàn thiện thì tiêu chuẩn khảo sát địa hình cũng cần đảm bảo được lựa chọn thích hợp.

Bước 4: Xác định khối lượng, hạng mục cần phải khảo sát.

Với mỗi địa hình cần được xác định khối lượng và hạng mục khảo sát khác nhau. Ví dụ như khảo sát công trình thủy lợi, khảo sát địa hình cần đo đạc khối lượng các hạng mục: thủy chuẩn kỹ thuật, thủy chuẩn hạng IV, lưới khống chế mặt bằng, đo vẽ bình đô, chôn mốc cao độ, mặt cắt dọc và ngang.

Bước 5: Báo cáo kết quả

Sau khi đã thực hiện các bước tính khối lượng khảo sát, bước tiếp theo là làm báo cáo khảo sát địa hình. Bảng báo cáo cần được thống kế đầy đủ và chi tiết về địa hình

Bước 6: Dự toán chi phí khảo sát địa hình

Bước 7: Quy trình thực hiện khảo sát địa hình:

  • Lập lưới khống chế tọa độ, cao độ
  • Đo vẽ bình đồ
  • Đo vẽ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang
  • Xử lý số liệu đo vẽ, ngoại nghiệp, nội nghiệp
  • Biên tập bản đồ địa hình, mặt cắt
  • In ấn, xuất báo cáo thuyết minh

 

[devwp_posts_related]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *